Đang online: 5  |   Hôm qua: 1844  |   Lượt truy cập: 1734190
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Trao đổi - Nghiên cứu
Trao đổi - Nghiên cứu

Giấy phép con có xu hướng trở lại!

Giấy phép conlà một công tụ để cơ quan nhà nước quản lý các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh bên cạnh giấy chứng nhận doanh nghiệp được Sở kế hoạch- Đầu tư cấp. Giấy phép con được các cơ quan nhà nước chuyên ngành cấp thông qua các hình thức: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận, giấy chứng nhận vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp, giấy chấp thuận của các cơ quan nhà nước.


 
 
TS NGUYỄN VIỆT KHOA
Giảng viên Đại Học Kinh Tế TP. HCM
Giám Đốc trung Tâm Pháp Luật Kinh Doanh - ĐHKT TP. HCM 
 

GIẤY PHÉP CON CÓ XU HƯỚNG TRỞ LẠI Giấy phép con là một công tụ để cơ quan nhà nước quản lý các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh bên cạnh giấy chứng nhận doanh nghiệp được Sở kế hoạch- Đầu tư cấp. Giấy phép con được các cơ quan nhà nước chuyên ngành cấp thông qua các hình thức: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận, giấy chứng nhận vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp, giấy chấp thuận của các cơ quan nhà nước. Những loại giấy phép này được hình thành kể từ khi nhà nước ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, cùng với xu hướng hội nhập thì những loại giấy phép này dần dần được bãi bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho người kinh doanh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trong giai đoạn gần đây thì những loại giấy phép này có xu hướng trở lại gây nhiều phản ứng khác nhau từ dư luận xã hội. Chúng tôi xin đề cập đến hai loại giấy phép vừa được ban hành và dự thảo sắp được ban hành. Thực chất, đó là một dạng giấy phép con; thứ nhất, giấy xác nhận vốn pháp định của công ty kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15 tháng 07 năm 2013 và thứ hai, Cục văn hóa nghệ thuật biểu diễn đang dự thảo quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với các nghệ sĩ, người mẫu hiện nay. Dĩ nhiên khi ban hành bất kỳ một văn bản pháp lý nào thì các cơ quan nhà nước cũng đều có lý do, tuy nhiên xét ở góc độ nào đó thì những văn bản kiểu này gây khó khăn, phiền hà nhất định cho các đối tượng chịu sự tác động tới. Nghị định 55/2013/NĐ-CP sắp đến ngày có hiệu lực thì hàng loạt các doanh nghiệp cho thuê lao động sẽ “ kêu trời”, vì một số doanh nghiệp cho thuê lao động thì họ tìm đâu ra số tiền 2 tỷ để ký quỹ để đảm bảo đủ điều kiện hoạt động. Trong trường hợp, các doanh nghiệp này không dủ điều kiện hoạt động thì phải tiến hành giải thể và khi doanh nghiệp giải thể thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm, gây hàng loạt hệ lụy cho xã hội. Chúng tôi không hiểu số tiền ký quỹ 2 tỷ mà cơ quan nhà nước bắt buộc doanh nghiệp cho thuê lao động nhằm mục đích gì, nếu vì mục đích bảo vệ doanh nghiệp thuê lao động hay cho người lao động thì thật sự có cần thiết hay không, bởi vì thực chất giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lao động hai bên hoàn toàn có những thỏa thuận để ràng buộc trách nhiệm pháp lý với nhau mà không cần thiết phải nhờ đến số tiền ký quỹ. Và nếu lý giải để bảo vệ người lao động của doanh nghiệp cho thuê lao động thì lại không phù hợp, vì bản chất doanh nghiệp cho thuê lao động và người lao động hình thành trên quan hệ hợp đồng lao động, vì vậy nếu có tranh chấp thì vẫn có thể giải quyết theo quy định của pháp luật lao động. Không biết các cơ quan soạn thảo nghị định này khi lấy ý kiến từ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực cho thuê lao động không biết có quan tâm đến phản ứng của họ không. Rất mong khi ban hành những văn bản này các cơ quan soạn thảo nên đứng ở vị trí của đối tượng bị tác động trực tiếp từ văn bản thì khi đó tính khả thi của văn bản và sự đồng thuận từ người dân sẽ được nâng cao.Chúng tôi rất mong ý tưởng về dự thảo quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho ca sĩ , người mẫu phải dừng ngay, bởi vì nếu văn bản này ra đời sẽ gây khó khăn cho hàng loạt những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, tiếp tục gây phiền hà không cần thiết, đồng thời tạo một tiền lệ xấ từ quản lý nhà nước là những vấn đề gì quản lý khó khăn thì quy định giấy phép con làm công cụ quản lý nhà nước. Đừng vì một vài chương trình biểu diễn nghệ thuật khi những nghệ sĩ, người mẫu ăn mặc thiếu văn hóa để quy định bắt buộc những người hoạt động trong lĩnh vực này phải có chứng chỉ hành nghề. Thực chất, những văn bản pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật hiện nay hoàn toàn có đủ khả năng để xử lý những hành vi vi phạm trong hoạt động biểu diễn của người nghệ sĩ và người mẫu, cái quan trọng là mức xử phạt có đủ sức răng đe hay không hay là các cơ quan quản lý nhà nước có làm hết trách nhiệm của mình hay chưa, đừng để những ý tưởng lạ lùng như thế trở thành một văn bản pháp luật có giá trị tác động đến hàng loạt người trong hoạt động nghệ thuật. Đồng thời, nghệ thuật là một lĩnh vực không thể đo lường bằng những tiêu chí cụ thể từ phía cơ quan nhà nước mà từ cảm nhận của kháng giả hãy để kháng giả sẽ là ban giám khảo quyết định sự thành công của họ và cơ quan nhà nước không nên đặt ra bất kỳ tiêu trí hay một chứng chỉ là điều hoàn toàn không cần thiết

 
NGUỒN: TS.Nguyễn Việt Khoa- Giám đốc Trung tâm Pháp luật Kinh doanh- Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!