Feedforward (Feed Forward) là gì? và nó khác gì với Feedback và áp dụng nó như thế nào?
Feedforward (Feed Forward) là cách đưa ra những ý tưởng, góp ý cho mọi người trước khi họ làm điều gì đó. Nó tập trung vào thay đổi những gì xảy ra trong tương lai
I. SỰ HÌNH THÀNH FEEDFORWARD (FEED FORWARD)?
Từ trước đến nay, chúng ta hay nhắc đến từ feedback - nghĩa là ý kiến đánh giá sau khi chúng ta đã làm một điều gì đó. Back nghĩa là quay ngược trở lại để cho ý kiến về việc đã xảy ra.
Nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia về coaching trên thế giới, có lợi ích hơn chăng nếu chúng ta không quay ngược lại mà vươn đến tương lai, tìm kiếm những ý kiến đóng góp vào một sự việc mà chúng ta có dự định làm. Đây là cách mà từ Feedforward (Feed Forward) được sinh ra.
Forward nghĩa là vươn về phía trước. Đây là cách mà bạn có thể thử áp dụng để lấy ý kiến Feedforward (Feed Forward).
1. Đưa ra 1 hành động gì đó mà bạn muốn thay đổi, ví dụ như làm cho nhân viên của mình gắn bó hơn với công ty chẳng hạn.
2. Mô tả mục tiêu này của bạn với một ai đó, có thể là người thân, đồng nghiệp, bạn bè....
3. Đề nghị người này cho mình 2 ý kiến đóng góp giúp bạn đạt được mục tiêu đã đưa ra.
4. Lắng nghe mà không phản biện hay đánh giá. Chỉ cần nói "cám ơn" sau khi nghe.
Lập lại hành động này với những người khác. Bạn sẽ thấy là mình tìm được nhiều ý tưởng hơn cho những dự định của tương lai. Bạn có thể không thay đổi được việc đã làm trong quá khứ nhưng chắc chắn có thể hiệu chỉnh những ý định của tương lai. Hãy ghi nhớ: "Người thành công là người luôn lắng nghe và tìm hiểu tương lai"
Nguồn: sách "What got you here won't get you there" (Điều đưa bạn đến hiện tại chưa chắc sẽ đưa bạn đến tương lai, tác giả Marshall Goldsmith & Mark Reiter.
II. FEEDBACK HAY FEEDFORWARD (FEED FORWARD)?
1. Khác nhau giữa feedback và feedforward
a. Feedback là công cụ thiết yếu để giúp mọi người tiến bộ. Tuy nhiên nó lại tập trung vào những điều đã xảy ra.
b. Feedforward (Feed Forward) là cách đưa ra những ý tưởng, góp ý cho mọi người trước khi họ làm điều gì đó. Nó tập trung vào thay đổi những gì xảy ra trong tương lai.
c. Bạn có thể thay đổi tương lai. nhưng không thể thay đổi quá khứ. Và 360 độ feedback chi dành để nói về những việc đã xảy ra mà không thể thay đổi được nữa.
d. Thật là điên rồ khi lặp đi lặp lại những gì đã làm nhưng mong chở một kết qua khác (what get you here won't get you there). Thế nên chúng ta cần phải luôn thay đổi tiến bộ hơn.
e. Sẽ hiệu quả hơn khi giúp mọi người về cách làm đúng, hơn là chứng minh là họ sai.
f. Ai cũng có thế Feedforward (Feed Forward) cho người khác, không nhất thiết phải biết và hiểu nhau để Feedforward (Feed Forward) như là feedback. Mọi người sẽ không xem Feedforward (Feed Forward) như là một ý kiến mang tính hướng tới cá nhân (take it personally) mà chủ yếu hướng tới công việc, trong khi feedback thường thì sẽ được xem là hướng về cá nhân hơn là công việc người đó làm.
g. Sự thật là mọi người ghét khi bị phê bình.
h. Feedforward (Feed Forward) có công dụng của feedback: ví dụ bạn có một bài thuyết trình tệ hại. thay vì chỉ trích điều đó, leader sẽ tập trung vào việc góp ý giúp bạn làm bài tiếp theo tốt hơn như thế nào.
i. Feedforward (Feed Forward) đặc biệt quan trọng cho người thích lãnh đạo (driver) vì họ sẽ có những lựa chọn để quyết định, và sẽ cảm thấy chủ động trong quyết định của mình, thay vì cảm thấy là buộc phải quyết định như vậy.
j. Feedforward (Feed Forward) có thể áp dụng cho những người ngang hàng, không nhất thiết phải là trưởng nhóm và thành viên như là feedback, lại giúp tránh được những khó khăn khi feedback đối với những người ngang hàng nhau.
2. Áp dụng feedforward thế nào:
Để Feedforward (Feed Forward) hiệu quả, nhận được nhiều sự góp ý càng tốt, và góp ý được cho nhiều người vàng tốt |
Thời gian dành cho công việc (đối với Manager) nên 45% cho việc ngắn hạn, 25% cho việc trung hạn, 20% cho tương tác, và 10% cho dài hạn |
|||
Viết ra những việc sẽ làm trong ngày |
Mọi người góp ý trên những việc đó |
Góp ý cho mọi người |
Cảm ơn sự góp ý và quyết định |
Tự nhìn nhận lại mình và ghi lại kết quả |
3. Mỗi team cần có 1 Feedforward (Feed Forward) sheet trên google drive thể hiện các nội dung
Stt |
Nội dung công việc |
Hạn chót |
Mức độ hoàn thành |
Đánh giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Cách thức Follow-up Feedforward (Feed Forward) ?
a. Luôn luôn có một người log keeper, ghi nhận vi phạm và nhắc nhở mọi người, để tránh tình trạng bị lãng quên, xao nhãng, trì hoãn.
b. Luôn có phạt cho những ngưòi không thực hiện việc này. Việc phạt này nên chuẩn hóa để dễ xử lý.
c. Nên có thưởng cho những người duy trì tốt việc kỷ luật.
d. Dùng Feedforward (Feed Forward) để giao và nhắc việc: Mỗi khi giao việc thì tránh người kia quên + trì hoãn do không ước tính được thời hạn + deadline công việc thì người giao việc nên ghi công việc đó vào các dòng trên cùng của sheet Feedforward (Feed Forward) người đó
e. Có một quy trình quan trọng nhất trong tất cả các quy trình, quy trình này lại rất đơn giản và dành cho tất cả mọi người để có thể làm vỉêc hiệu quả hơn. thành công hơn. Đó là viết ra những công việc cần làm mỗi ngày trước khi bắt tay vào làm. sau đó nhìn nhận lại kết quả
f. Có một việc đã góp phần tạo ra 3% những người thành công nhất, vượt trôi hơn so với 97% còn lại là họ có mục tiêu rõ ràng, và mục tiêu đó được viết ra